Mực và Bút Thử Kiểm Tra Sức Căng Bề Mặt (Dyne Test Pen & Dyne Test Ink)

Sức căng bề mặt là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng của vật liệu phủ hoặc sơn trên các bề mặt.Tuy nhiên,các giải pháp như máy thử sức căng bề mặt có thể hoạt động tốt trong phòng thí nghiệm, nhưng trong các cửa hàng hoặc khu sản xuất  nhỏ, điều này thật khó khăn do chi phí quá cao để tiến hành thử nghiệm. Do đó, giải pháp phát triển một loại thiết bị hoặc dụng cụ nhỏ gọn như bút thử sức căng bề mặt, bút thử màng nhựa corona được ra đời. 

Nguyên lý kiểm tra sức căng bề mặt

Sức căng bề mặt là gì?

  • Sức căng bề mặt là năng lượng của bề mặt, nói dễ hiểu hơn sức căng bề mặt là độ bám dính của bề mặt (lớp phủ chất nền khác nhau, sức căng bề mặt sẽ khác nhau).Sức căng bề mặt (Năng lượng bề mặt: Surface Energy) là tiêu chí quan trọng để đánh giá độ bền, độ bám dính của mực in, keo, varnish, vật liệu phủ,….. lên mẫu và độ sạch của bề mặt mẫu (bụi, dung môi, dầu,….)
  • Để có được năng lượng bề mặt cao, người ta sẽ phải điều chỉnh lượng chất nền cho phù hợp (keo, mực, lớp phũ..), tuy nhiên để cải thiện người ta thường dùng Corona hoặc Plasma để gia tăng năng lượng bề mặt.
  • Năng lượng về mặt (độ bám dính bề mặt) được xác định bằng phương pháp góc tiếp xúc hoặc bút Dyne kiểm tra sức căng bề mặt (dựa trên phương pháp ISO 8296).

Mực thử sức căng bề mặt (Dyne Test Ink):

Mực thử sức căng bề mặt (hay còn được gọi là lọ mực thử màng corona, lọ mực kiểm tra năng lượng bề mặt, lọ mực dyne, lọ mực kiểm tra dyne,…..) được dùng phổ biến trong ngành sơn, mực in, ….Mực test  được sử dụng để kiểm tra và đánh giá sức căng hay độ kết dính của lớp vật liệu phủ hoặc mực in trên các bề mặt như kim loại, gốm sứ, màng nhựa…

Sức căng bề mặt mẫu càng thấp thì độ bám dính của mẫu càng kém. Để có độ bám dính tối ưu cần xử lý bề mặt mẫu

 Hướng dẫn sử dụng:

▼ Làm sạch mẫu trước khi kiểm tra (Có thể bỏ qua bước này để kiểm tra độ sạch bề mặt).  Lưu ý, không lặp lại thử nghiệm trên cùng một diện tích vật liệu và làm sạch bề mặt cần kiểm tra bằng vải sạch, khô

▼ Dùng tăm bông cắm vào lọ mực rồi vẽ 1 đường thẳng khoảng 1 inch lên vùng mẫu cần kiểm tra.

▼ Sau 3 giây nếu như mực trên mẫu bị co lại thì thử lại với mực có dyne thấp hơn.

▼ Thực hiện kiểm tra đến khi nào vết mực trên mẫu là đường thẳng thì ngừng lại.

▼ Số dyne trên lọ mực chính là sức căng bề mặt của mẫu.

Ứng dụng:

 Mực thử màng corona được dùng nhiều trong các phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng bề mặt mẫu trong ngành in ấn, sơn phủ, bao bì, gốm sứ, kim loại, gỗ, cao su,……

Bút kiểm tra sức căng bề mặt (Dyne Test Pens):

Bút kiểm tra sức căng bề mặt (Dyne Test Pen) là một phương pháp nhanh chóng để kiểm tra năng lượng bề mặt của vật liệu Nếu đường vẽ trên bề mặt cần kiểm tra là liên tục thì vật liệu đã được xử lý trước ở tốc độ giá trị sức căng bề mặt sản phẩm BẰNG hoặc CAO hơn giá trị của bút và sẽ chấp nhận mực, sơn và chất kết dính. Nếu đường truyền bị gián đoạn và có các hạt mực dyne trên bề mặt  thì vật liệu có thể chưa được xử lý hoặc xử lý kém.

Ứng dụng:

Bút kiểm tra sức căng bề mặt (Dyne Test Pens) được sử dụng rộng rãi trong PS, PE, PP, PET, PI, PC, NY, CPP, OPP, PVC, …..

 Hướng dẫn sử dụng:

▼ Vẽ 1 đường thẳng khoảng 1 inch trên vùng kiểm tra bằng bút Dyne. Lưu ý, không lặp lại thử nghiệm trên cùng một diện tích vật liệu và làm sạch bề mặt cần kiểm tra bằng vải sạch, khô

▼ Sử dụng bút thử sức căng bề mặt 38 dyne, vạch 3 đường thẳng lên bề mặt sản phẩm.

▼ Sau đó quan sát đường mực. Sẽ có các trường hợp như sau:

Đường mực bị co lại, tạo thành các giọt.

»Kết quả là giá trị sức căng bề mặt sản phẩm THẤP hơn giá trị của bút.

Lúc này nên chuyển qua giá trị bút thấp hơn. Ví dụ 36-38 mN/m.

Đường mực giữ nguyên trạng thái, các đường mực không bị co lại thành giọt.

»Kết quả là giá trị sức căng bề mặt sản phẩm BẰNG hoặc CAO hơn giá trị của bút.

Một số loại bút Corona bán phổ biến

Tin mới